Abstract: Dựa trên mô hình SERVPERF của Cronin và Taylor (1992), thông qua nghiên cứu thực nghiệm với 198 khách hàng cá nhân (KHCN) sử dụng dịch vụ tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Nam Hà Nội (sau đây gọi tắt là Agribank Nam Hà Nội”, nghiên cứu chỉ ra và kiểm định các nhân tố chất lượng dịch vụ ảnh hưởng đến sự hài lòng của KHCN tại Agribank Nam Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 3 nhân tố có ảnh hưởng cùng chiều với sự hài lòng của KHCN sử dụng dịch vụ của Agribank Nam Hà Nội, được sắp xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp như sau: Khả năng đáp ứng, Sự đảm bảo, Sự tin cậy.
Keywords: Chất lượng dịch vụ; Sự hài lòng; khách hàng cá nhân; dịch vụ ngân hàng; SERVPERF
Cite: Bùi Thị Thúy Vân, Lê Vũ Toàn, Các nhân tố chất lượng dịch vụ ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng cá nhân tại Agribank Nam Hà Nội, Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 36, 12/2023
Abstract: Các trường đại học thường được công nhận là chủ thể có ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động đổi mới sáng tạo trong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo quốc gia. Tuy nhiên vẫn còn thiếu các nghiên cứu khám phá quan hệ này trong bối cảnh Việt Nam. Nghiên cứu này, thông qua khảo cứu các tài liệu, phân tích so sánh các kết quả nghiên cứu để hướng đến xác định và hiểu sâu sắc hơn về vai trò cũng như thảo luận các biện pháp nâng cao vai trò của các trường đại trong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Việt Nam.
Keywords: Hệ sinh thái đổi mới sáng tạo; vai trò của trường đại học; khởi nghiệp
Cite: Lê Vũ Toàn, Vai trò của các trường đại học trong hệ thóng đổi mới sáng tạo Quốc gia: Nghiên cứu khám phá cho Việt Nam, Hội thảo quốc gia: Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước trên nền tảng KHCN&ĐMST nhằm thực hiện khát vọng Việt Nam, 8/2023
Abstract: Chính phủ điện tử là một trong những chủ đề thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu cũng như các tổ chức, các quốc gia trên thế giới. Liên hợp quốc cũng thực xuất bản báo cáo thường niên về Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử (E-Government Development Index - EGDI) cho thấy tầm quan trọng của xây vận hành Chính phủ điện tử. Từ những năm đầu thế kỷ 21, Đảng và nhà nước đã quan tâm, coi trọng ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý nhà nước, xác định đây là động lực quan trọng cho phát triển và đổi mới. Trong bài viết này, tác giả đề cập đến nội hàm của Chính phủ điện tử cũng như vai trò của Chính phủ điện tử trong quản lý hành chính hiện nay
Keywords:
Cite: Lê Vũ Toàn, Cần nâng cao hiệu quả của chính phủ điện tử trong quản lý hành chính, Tạp chí Thông tin và truyền thông, số 9, 9/2021
Abstract: Nhiều năm qua, ngành nông nghiệp luôn khẳng định được vị thế đóng góp cho kinh tế của đất nước. Các chính sách của Việt Nam đã chứng minh được sự phù hợp và tạo động lực phát huy những tiềm năng, lợi thế của nông nghiệp Việt Nam, đưa Việt Nam từ một nước nhận viện trợ lương thực thành một trong những nước xuất khẩu lương thực.
Keywords:
Cite: Lê Vũ Toàn, Nguyễn Thị Thu Thùy, "Chuỗi cung ứng sản xuất nông nghiệp Việt Nam", Tạp chí Thông tin & truyền thông, số 15+16, 11/2020
Abstract: Hiện nay, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động mạnh mẽ tới mọi mặt của đời sống xã hội. Trong bối cảnh đó, không một quốc gia nào có thể phát triển mà không cần/dựa vào khoa học và công nghệ (KH&CN). Kinh nghiệm thế giới cho thấy, mỗi quốc gia phát triển đều gắn liền với phát triển KH&CN mà chủ chốt là con người và tổ chức KH&CN. Bài viết dưới đây đề cập đến thực trạng nguồn nhân lực KH&CN trong các tổ chức KH&CN ở nước ta hiện nay và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ này.
Cite: Lê Vũ Toàn, Vũ Trường Sơn, Lê Hoài Phương, Nguyễn Trang Anh, Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực KH&CN trong các tổ chức KH&CN Việt Nam, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 7/2020
Abstract: Một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) nói riêng là khả năng tiếp cận vốn. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, hoạt động của quỹ đầu tư mạo hiể cho KNĐMST còn hạn chế, các quy định pháp lý điều chỉnh quỹ đầu tư mạo hiểm chưa đầy đủ, rõ ràng … Bài viết sẽ phân tích thực trạng này, qua đó gợi ý giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của các quỹ đầu tư mạo hiểm cho hoạt động KNĐMST ở Việt Nam .
Keywords: Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, quỹ đầu tư mạo hiểm, doanh nghiệp, Việt Nam
Cite: Nguyễn Thúc Hương Giang, Lê Vũ Toàn, Quỹ đầu tư mạo hiểm cho hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, Tạp chí Kinh tế và dự báo, 6/2020
Abstract: Liên kết chuỗi sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phục vụ phát triển kinh tế bền vững vừa là cơ hội và cũng là thách thức để tạo ra nhiều tác động đối với nông nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Kinh nghiệm trong nước và thế giới cho thấy có nhiều hình thức liên kết giữa các chủ thể tham gia các loại hình kinh tế nông nghiệp, đóng góp vào phát triển ngành nông nghiệp, tuy nhiên hoạt động này không phải lúc nào cũng thành công ở mọi quốc gia. Nghiên cứu này khảo sát, phân tích thực trạng chuỗi liên kết trong sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam, đánh giá các tiềm năng, thách thức, cơ hội phát triển và đề xuất các khuyến nghị để phát triển kinh tế nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao bền vững và hiệu quả.
Cite: Nguyễn Đình Thành, Nguyễn Tuấn, Lê Vũ Toàn, Nguyễn Thị Thu Thùy, Liên kết chuỗi sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phục vụ phát triển kinh tế bền vững , Tạp chí Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương, số 565, 5/2020
Abstract: Hiện nay, các mô hình sản xuất, kinh doanh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ thông minh đang dần thay đổi cách thức vận hành của kinh tế nông nghiệp. Tuy vậy, để có thể tiếp cận với thế giới, đưa các sản phẩm nông nghiệp ra các nước, hay thu hút vốn đầu tư nhiều hơn nữa từ các đối tác nước ngoài vẫn còn là vấn đề đặt ra. Bài viết này đánh giá khả năng hội nhập quốc tế của các chủ thể sản xuất, kinh doanh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Việt Nam, qua đó đề xuất một vài giải pháp phù hợp.
Keywords: nông nghiệp công nghệ cao, chuỗi liên kết sản xuất, hội nhập quốc tế, FDI
Cite: Nguyễn Đình Thành, Lê Vũ Toàn, Chử Đức Hoàng, Vũ Ngọc Anh, Liên kết chuỗi sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phục vụ phát triển kinh tế bền vững, Tạp chí Kinh tế và dự báo, 1/2020
Abstract: Khái niệm về nhà đầu tư thiên thần (NĐTTT), tiếng Anh là Angel Investor, đã xuất hiện ở Hoa Kỳ và châu Âu trong vài thập niên qua và đang phát triển nhanh chóng ở các khu vực khác trên thế giới. Lĩnh vực ĐTTT không chỉ phát triển mà còn trở nên chính thức hóa, được tổ chức thông qua việc tạo ra các nhóm và mạng lưới thiên thần; gần đây xu hướng này đã du nhập vào Việt Nam. Bài báo đề cập đến khái niệm, vai trò và tổng quan tình hình phát triển mạng lưới.
Cite: Trần Văn Bình, Lê Vũ Toàn, Nguyễn Vũ Khuyên, Nhà đầu tư thiên thần và vai trò đối với các dự án khởi nghiệp sáng tạo, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 12/2019
Abstract:
Cite: Phan Tuấn Anh, Lê Vũ Toàn, Đàm Quang, Một số kết quả và kinh nghiệm từ hoạt động đánh giá trình độ công nghệ của các doanh nghiệp Quảng Trị, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 3/2016
Abstract: Phát triển thị trường công nghệ (TTCN) là một trong những định hướng chính của hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) hiện nay. Trong đó, việc định giá công nghệ được xem là yếu tố quan trọng để khai thác, thương mại hóa và chuyển giao công nghệ (CGCN). Việc xác định và định giá được công nghệ là căn cứ quan trọng cho cả bên giao công nghệ lẫn bên nhận công nghệ thực hiện thành công giao dịch công nghệ. Mặc dù vậy, cho đến nay việc vận dụng các văn bản/quy định hiện hành để định giá công nghệ còn nhiều khó khăn và vướng mắc trong thực tế. Trong bài viết này, các tác giả tập trung phân tích hiện trạng, chỉ ra một số bất cập trong áp dụng các quy định pháp luật để định giá công nghệ, qua đó đưa ra một số khuyến nghị nhằm giải quyết vấn đề.
Cite: Vũ Trường Sơn, Lê Vũ Toàn, Định giá công nghệ và vai trò của nhà nước trên thị trường công nghệ, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 6/2015
Abstract: Phát triển thị trường công nghệ (TTCN) là một trong những định hướng chính của hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) hiện nay. Trong đó, việc định giá công nghệ được xem là yếu tố quan trọng để khai thác, thương mại hóa và chuyển giao công nghệ (CGCN). Việc xác định và định giá được công nghệ là căn cứ quan trọng cho cả bên giao công nghệ lẫn bên nhận công nghệ thực hiện thành công giao dịch công nghệ. Mặc dù vậy, cho đến nay việc vận dụng các văn bản/quy định hiện hành để định giá công nghệ còn nhiều khó khăn và vướng mắc trong thực tế. Trong bài viết này, các tác giả tập trung phân tích hiện trạng, chỉ ra một số bất cập trong áp dụng các quy định pháp luật để định giá công nghệ, qua đó đưa ra một số khuyến nghị nhằm giải quyết vấn đề.
Cite: Nguyễn Vân Anh, Lê Vũ Toàn, Đàm Quang, Hoàng Thanh Hạnh, Một số ý kiến trao đổi liên quan đến thuật ngữ “thẩm định/thẩm tra công nghệ”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 11/2013
Abstract: Hiện nay tổng đầu tư cho khoa học và công nghệ (KH&CN) ở nước ta đạt mức 0,6% GDP, trong đó, chủ yếu từ ngân sách nhà nước (0,5% GDP). Mức đầu tư này hiện đang thấp hơn rất nhiều so với các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới (năm 2010, Nhật Bản đầu tư cho KH&CN là 3,3% GDP, Hàn Quốc là 3%, Mỹ 2,7%, Đức 2,3%, Singapore 2,2%). Do vậy, việc gia tăng tỷ lệ đầu tư cho KH&CN, đặc biệt, việc huy động từ phía doanh nghiệp là vấn đề quan trọng đang được đặt ra. Một trong những hình thức huy động được áp dụng là khuyến khích doanh nghiệp thành lập Quỹ phát triển KH&CN để phục vụ cho việc đổi mới công nghệ tại chính doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc thành lập loại hình Quỹ này ở nước ta hiện còn gặp nhiều khó khăn, cần có những giải pháp tháo gỡ kịp thời.
Cite: Nguyễn Vân Anh, Lê Vũ Toàn, Bàn về một số vấn đề liên quan đến trích lập và sử dụng nguồn vốn Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 18/2013
Abstract: Thời gian qua, thuật ngữ “thị trường khoa học”, “thị trường công nghệ” và “thị trường khoa học và công nghệ – KH&CN” đã được nhiều tác giả trong nước đề cập, nhưng chưa đi đến thống nhất. Trong khi đó, việc xác định sự tồn tại của các thị trường này lại liên quan mật thiết với việc đề ra chiến lược phát triển hàng hoá liên quan. Vì vậy, chủ đề này được các tác giả bài viết tiếp tục bàn luận nhằm đi đến thống nhất trong việc sử dụng các thuật ngữ nêu trên.
Để làm sáng tỏ các thuật ngữ “thị trường khoa học”, “thị trường công nghệ” và “thị trường KH&CN”, tác giả đi theo các hướng sau: (1) Làm rõ khái niệm thị trường; (2) Làm rõ khái niệm hàng hóa và các thuộc tính của hàng hóa; (3) Làm rõ khái niệm “khoa học”, “công nghệ”, “KH&CN” và việc có tồn tại hay không thị trường của các đối tượng này. Từ đó rút ra kết luận về việc sử dụng các thuật ngữ nêu trên.
.
Cite: Nguyễn Vân Anh, Lê Vũ Toàn, Đàm Quang, Bàn về thuật ngữ “Thị trường khoa học”, “Thị trường công nghệ” và “Thị trường khoa học và công nghệ” với quan điểm thị trường, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2013
Abstract:
.
Cite: Nguyễn Vân Anh, Nguyễn Bảo Hùng, Lê Vũ Toàn, Bảo hộ công nghệ tại Việt Nam: Một số vấn đề doanh nghiệp cần biết, Tạp chí hoạt động khoa học, số 6 năm 2012
Abstract: The article raised management, exploitation experience of the results of research themes/projects of the countries in the world, the situation of management and exploitation of research results after acceptance in Vietnam and proposed management and exploitation model of research results after acceptance in localities.
Cite: Nguyễn Vân Anh, Lê Vũ Toàn, Đề xuất mô hình quản lý KQNC của các đề tài/dự án sau nghiệm thu, Tạp chí hoạt động khoa học, số 4 năm 2012
Abstract:
Cite: Nguyễn Vân Anh, Lê Vũ Toàn, Mô hình tổ chức xúc tiến chuyển giao công nghệ quốc tế và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Tạp chí Hoạt động Khoa học - 2011 - no.2 - tr.49-51 - ISSN.0866-7152
Abstract: Trên thế giới, mô hình quỹ phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN) đã được hình thành từ lâu: Quỹ khoa học quốc gia được thành lập ở Mỹ năm 1950, Thụy Sỹ năm 1952, các nước đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ cũng thành lập quỹ này từ những năm 80 của thế kỷ trước. Tại Việt Nam, các loại hình quỹ phát triển KH&CN đã được đề cập trong Luật KH&CN năm 2000, Trong đó việc thành lập Quỹ được hình thành ở cấp quốc gia; tỉnh/thành phố; bộ/ngành; tổ chức và cá nhân nhằm mục đích đa dạng hoá nguồn đầu tư tài chính cho hoạt động KH&CN. Bài viết dưới đây đánh giá sơ bộ về thực trạng hoạt động của các quỹ phát triển KH&CN do các tỉnh/thành phố thành lập, nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm, làm cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các quỹ này
Cite: Nguyễn Vân Anh; Võ Ngọ Anh; Khuất Duy Vĩnh Long; Hà Huy Bắc, Lê Vũ Toàn, Về hoạt động của quỹ phát triển KH&CN địa phương, Tạp chí Hoạt động khoa học - 2011 - no.9 - tr.64-68 - ISSN.0866-7152